10XD01 Architecture

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
10XD01 Architecture

Tập thể 10XD01 đoàn kết và cùng nhau học tập tiến bộ


4 posters

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi....

    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi....

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 1:22 pm

    :lol:3- Söï hình thaønh, phaùt trieån vaø hoaït ñoäng chuaån bò khôûi nghóa cuûa caùc toå chöùc Thanh nieân cöùu quoác, Thanh nieân tieàn phong Thuû Daàu Moät döôùi söï laõnh ñaïo cuûa Ñaûng
    *Söï hình thaønh toå chöùc Thanh nieân cöùu quoác
    Sau thôøi kyø “taïm laéng” do söï khuûng boá ñaãm maùu cuûa thöïc daân Phaùp trong khôûi nghóa Nam kyø, töø cuoái naêm 1942, caùc nhoùm ñaûng vieân hoaït ñoäng bí maät cuûa Thuû Daàu Moät ñaõ tích cöïc xuùc tieán thaønh laäp laïi Tænh uûy ñeå thoáng nhaát laõnh ñaïo nhaân daân trong tænh chuaån bò khôûi nghóa theo tinh thaàn caùc Nghò quyeát hoäi nghò BCHTW Ñaûng, nhaát laø Nghò quyeát Hoäi nghò TW laàn thöù 8 (5/1941). Ñaàu naêm 1943, Tænh uûy laâm thôøi Thuû Daàu Moät ñöôïc tuyeân boá thaønh laäp, ñoàng chí Vaên Coâng Khai laø Bí thö. Caùc chi boä vaø caùc toå chöùc quaàn chuùng laàn löôït ñöôïc gaây döïng laïi. Chuû tröông cuûa TW Ñaûng vaø Xöù uûy veà thaønh laäp Maët traän Vieät minh ñöôïc Tænh uûy toå chöùc thöïc hieän theo phöông chaâm: nôi naøo ñaõ phuïc hoài ñöôïc cô sôû Ñaûng, thì choïn caùc noøng coát trong phong traøo quaàn chuùng, laäp ra caùc hoäi cöùu quoác (hoäi Thanh nieân cöùu quoác, hoäi Coâng nhaân cöùu quoác, hoäi Phuï nöõ cöùu quoác…). Böôùc ñaàu, töø caùc quaàn chuùng toát trong Hoäi truyeàn baù quoác ngöõ, trong caùc U#y ban haønh ñoäng, Coâng hoäi, Noâng hoäi cuõ, ta thaønh laäp ra caùc nhoùm cöùu quoác. Ñeán ñaàu naêm 1945, Hoäi Thanh nieân cöùu quoác vaø caùc ñoaøn theå cöùu quoác khaùc laàn löôït hình thaønh vaø phaùt trieån, hoaït ñoäng bí maät ôû caùc laøng Phuù Cöôøng, Hieäp Thaønh ( noäi oâ thò xaõ), Bình Nhaâm, Thuaän Giao, An Sôn, An Thaïnh, Taân Thôùi, nhaø maùy xe löûa Dó An (Beán Caùt), Myõ Quôùi, Phöôùc Hoøa vaø Sôû cao su Phöôùc Hoøa (Taân Uyeân)… Caùc hoäi vieân cöùu quoác tích cöïc vaän ñoäng nhaân daân tham gia ñaáu tranh choáng Phaùp, Nhaät, chuaån bò khôûi nghóa giaønh chính quyeàn. Beân caïnh hoäi thanh nieân cöùu quoác, tuoåi treû Thuû Daàu Moät coøn ñöôïc taäp hôïp roäng raõi trong caùc hoäi truyeàn baù quoác ngöõ, hoäi ñaù banh, hoäi ca caûi löông … Hoäi truyeàn baù quoác ngöõ hình thaønh vaø hoaït ñoäng maïnh trong thôøi kyø Maët traän daân chuû Ñoâng Döông, nay tieáp tuïc phaùt trieån maïnh meõ ôû thò xaõ Thuû Daàu Moät vaø Laùi Thieâu, Beán Caùt… Thôøi kyø naøy, Tænh uûy ñaëc bieät chuù troïng coâng taùc vaän ñoäng thanh nieân[1], nhôø vaäy, cuoái naêm 1944, Ñoaøn Thanh nieân cöùu quoác ñaõ ñöôïc thaønh laäp. Tuy nhieân, do söï phaù hoaïi cuûa ñòch, toå chöùc Ñoaøn chæ hoaït ñoäng leû teû ôû moät soá nôi, chöa phaùt huy cao aûnh höôûng ñoái vôùi caùc taàng lôùp treû[1]...........
    minh` chuyen sang Vni-time roi` khi post len thi` ko dung` dc.......
    vay thoi` thi` post thu cau 3 cho cac'ban Ctrl + C ve may' roi` chuyen thanh`
    Vni-time ma` dung` nha.

    3- Sự hình thành, phát triển và hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa của các tổ chức Thanh niên cứu quốc, Thanh niên tiền phong Thủ Dầu Một dưới sự lãnh đạo của Đảng

    *Sự hình thành tổ chức Thanh niên cứu quốc
    Sau thời kỳ “tạm lắng” do sự khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp trong khởi nghĩa Nam kỳ, từ cuối năm 1942, các nhóm đảng viên hoạt động bí mật của Thủ Dầu Một đã tích cực xúc tiến thành lập lại Tỉnh ủy để thống nhất lãnh đạo nhân dân trong tỉnh chuẩn bị khởi nghĩa theo tinh thần các Nghị quyết hội nghị BCHTW Đảng, nhất là Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 8 (5/1941). Đầu năm 1943, Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một được tuyên bố thành lập, đồng chí Văn Công Khai là Bí thư. Các chi bộ và các tổ chức quần chúng lần lượt được gây dựng lại. Chủ trương của TW Đảng và Xứ ủy về thành lập Mặt trận Việt minh được Tỉnh ủy tổ chức thực hiện theo phương châm: nơi nào đã phục hồi được cơ sở Đảng, thì chọn các nòng cốt trong phong trào quần chúng, lập ra các hội cứu quốc (hội Thanh niên cứu quốc, hội Công nhân cứu quốc, hội Phụ nữ cứu quốc…). Bước đầu, từ các quần chúng tốt trong Hội truyền bá quốc ngữ, trong các Uûy ban hành động, Công hội, Nông hội cũ, ta thành lập ra các nhóm cứu quốc. Đến đầu năm 1945, Hội Thanh niên cứu quốc và các đoàn thể cứu quốc khác lần lượt hình thành và phát triển, hoạt động bí mật ở các làng Phú Cường, Hiệp Thành ( nội ô thị xã), Bình Nhâm, Thuận Giao, An Sơn, An Thạnh, Tân Thới, nhà máy xe lửa Dĩ An (Bến Cát), Mỹ Quới, Phước Hòa và Sở cao su Phước Hòa (Tân Uyên)… Các hội viên cứu quốc tích cực vận động nhân dân tham gia đấu tranh chống Pháp, Nhật, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Bên cạnh hội thanh niên cứu quốc, tuổi trẻ Thủ Dầu Một còn được tập hợp rộng rãi trong các hội truyền bá quốc ngữ, hội đá banh, hội ca cải lương … Hội truyền bá quốc ngữ hình thành và hoạt động mạnh trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, nay tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở thị xã Thủ Dầu Một và Lái Thiêu, Bến Cát… Thời kỳ này, Tỉnh ủy đặc biệt chú trọng công tác vận động thanh niên[1], nhờ vậy, cuối năm 1944, Đoàn Thanh niên cứu quốc đã được thành lập. Tuy nhiên, do sự phá hoại của địch, tổ chức Đoàn chỉ hoạt động lẻ tẻ ở một số nơi, chưa phát huy cao ảnh hưởng đối với các tầng lớp trẻ[1].
    Sleep cheers
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty cau 1 ne` may' bo`

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 5:00 pm

    1. Thanh niên Thủ Dầu Một giác ngộ lý tưởng cộng sản, sát cánh cùng công nhân, nông dân đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng (1930 - 1935)
    Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), do tác động của hoàn cảnh lịch sử mới[1], phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Việt Nam phát triển mạnh mẽ với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú. Thanh niên Việt Nam được tập hợp trong các cuộc đấu tranh cách mạng rộng lớn[1] và trong các tổ chức chính trị yêu nước như Đảng Thanh niên, Thanh niên cao vọng Đảng... Thông qua các tổ chức chính trị đó, thanh niên Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với nhiều sách báo tiến bộ như: báo “ Chuông rè” (La cloche félée), báo “An Nam” (L’An Nam) ... Đặc biệt, tháng 6/1925, đồng chí Nguyễn Aùi Quốc cùng một số thanh niên Việt Nam yêu nước đang hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc) sáng lập Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Sự ra đời của Hội VNTNCM có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước của nhân dân ta, mà còn là viên đá đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của các tổ chức thanh niên cách mạng theo xu hướng cộng sản ở Việt Nam sau này.
    Hội VNTNCM mở nhiều lớp huấn luyện cho hội viên tại Quảng Châu do đồng chí Nguyễn Aùi Quốc trực tiếp giảng dạy, sau đó chọn một số học viên gởi vào học trường quân sự Hoàng Phố (Quảng Châu), hoặc các lớp đào tạo cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô. Hội ra báo “Thanh niên” làm công cụ tuyên truyền cho thanh niên Việt Nam ở hải ngoại và trong nước. Sau khi được huấn luyện, hội viên bí mật trở về nước tuyên truyền, vận động thanh niên và phát triển cơ sở của hội. Năm 1927, Kỳ bộ Nam kỳ của Hội VNTNCM nhận được nhiều sách báo cách mạng như báo “Việt Nam hồn”, “Nhân đạo”, “Thanh niên”, các sách “Đường cách mệnh”, “ABC về chủ nghĩa cộng sản” và nhiều tài liệu Mác-xít bằng tiếng Pháp để lưu hành trong hội viên. Năm 1928, Kỳ bộ Nam kỳ mở lớp huấn luyện cho hội viên mới; năm 1929 ra tạp chí Bôn-sê-vích và báo “Công - Nông - Binh” nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin cho hội viên và thanh niên. Trong những năm 1928 -1929, VNTNCM tổ chức phong trào “vô sản hóa”, đưa hội viên về các nhà máy, đồn điền... sinh hoạt hợp pháp và bí mật tổ chức cơ sở trong thanh niên công nhân, nông dân… Tại Thủ Dầu Một, đầu năm 1929, kỳ bộ Nam kỳ cử đồng chí Nguyễn Văn Lợi đi “vô sản hóa” ở Dĩ An. Qua đó, công nhân nhà máy xe lửa Dĩ An được tuyên truyền, khơi dậy tinh thần yêu nước, chống áp bức, bóc lột, được vận động tham gia tổ chức “công hội đỏ”...
    Giữa năm 1929, phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh mẽ làm bộc lộ yêu cầu bức xúc cần phải có một chính Đảng của giai cấp công nhân mới có thể đủ sức lãnh đạo phong trào. Trước thực tế đó, Hội VNTNCM phân hóa thành 3 tổ chức cộng sản ở 3 miền đất nước : Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc kỳ (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng ở Nam kỳ (7-8/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn ở Trung kỳ (1/1930). Các tổ chức Cộng sản này tiếp tục tuyên truyền, vận động, gây dựng cơ sở Đảng trên khắp 3 miền. Ở Thủ Dầu Một, tháng 12/1929, tổ chức ANCSĐ cử đồng chí Nguyễn Đức Thiệu đến Dĩ An để xây dựng chi bộ và phát triển tổ chức Công hội đỏ. Cuối năm 1929 - đầu năm 1930, hai nhóm đảng viên thuộc Đông Dương Cộng sản Liên đoàn và An Nam Cộng sản Đảng cũng đến Bình Nhâm (Lái Thiêu - Thủ Dầu Một) để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đảng cho một số thanh niên yêu nước tại đây.
    Hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các hạt nhân cộng sản trong “ Việt Nam Thanh niên cách mạng”ø, “An Nam Cộng sản Đảng” và “ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn” đã tác động mạnh mẽ đến tinh thần yêu nước của công nhân, nông dân, đặc biệt là đối với lớp thanh niên tiên tiến ở Thủ Dầu Một. Ý thức giai cấp và đấu tranh giai cấp, phương pháp vận động và đấu tranh cách mạng theo đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin hình thành và phát triển, soi rọi tinh thần yêu nước trong thanh niên, trung niên công nhân, nông dân, trí thức, dẫn đến sự hình thành các chi bộ cộng sản đầu tiên ở Thủ Dầu Một : chi bộ nhà máy xe lửa Dĩ An (1/1930)[1], chi bộ Bình Nhâm (8/1930).
    Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ cộng sản, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Thủ Dầu Một phát triển với một luồng sinh khí mới qua hàng loạt những cuộc đấu tranh của công nhân Dĩ An, nông dân Bình Nhâm nhân ngày quốc tế lao động 1/5/1930; đợt đấu tranh của công nhân, nông dân nhiều địa phương kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga và ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh (11/1930)...
    Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta, thực dân Pháp mở những cuộc đàn áp, bắt bớ, khủng bố đẫm máu trên phạm vi cả nước và không kém phần dữ dội đối với riêng Thủ Dầu Một, một tỉnh có nhiều đồn điền cao su, nhiều cơ sở công nghiệp và có phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân khá điển hình ở Nam bộ. Phong trào cách mạng trong nước từ cuối 1930 đến 1932 tạm đi vào giai đoạn thoái trào. Nhưng chính sách khủng bố của thực dân Pháp không làm nao núng tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân dân Thủ Dầu Một. Phong trào đấu tranh của nhân dân tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, nhất là từ cuối năm 1932, với những cuộc đấu tranh có tiếng vang lớn của công nhân cao su Dầu Tiếng (15 -16/12 /1932, tháng 2/1933); đấu tranh chống thuế và chống bắt đi làm xâu của nông dân Lái Thiêu (18/4/1932); cuộc bãi công lớn của công nhân ngành gốm Lái Thiêu (từ 27/9/1935, kéo dài 1 tuần lễ) nổ ra đồng loạt với cuộc tổng bãi công của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn và các cuộc đấu tranh của công nhân Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre[1]... Lúc bấy giờ, thanh niên thường là lực lượng đông đảo, hăng hái, tích cực nhất trong đội quân chính trị của quần chúng. Đặc biệt, trong các cuộc đấu tranh này, thanh niên Thủ Dầu Một đã trở thành lực lượng xung kích, hỗ trợ tích cực cho quần chúng công nông. Trong cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ của 2000 công nhân cao su Dầu Tiếng (2/1933), quần chúng đã lập ra đội tự vệ vũ trang gồm mấy chục thanh niên được trang bị gậy gộc, dao, búa... nhằm chuẩn bị đối phó với sự đàn áp của địch. Khi đoàn biểu tình bị một toán lính gồm 120 tên đàn áp, đội tự vệ đã dũng cảm đánh trả, giành giật lại những người bị bắt, hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh. Ngày 27/9/1935, công nhân trong 30/60 lò gốm ở Lái Thiêu đã bãi công, cử đại diện đưa yêu sách đòi các chủ lò trả đúng lương khoán cũ ( không cắt giảm lương). Công nhân còn viết nhiều khẩu hiệu tố cáo tội ác của bọn chủ bóc lột, dán tại các nơi đông người qua lại, cử một số thanh niên dũng cảm, trang bị dao, kiếm, gậy gộc canh giữ khẩu hiệu và bảo vệ cuộc đấu tranh trong suốt 1 tuần. Cuối cùng, các chủ lò gốm cũng nhượng bộ trước yêu sách đúng đắn và tinh thần đấu tranh kiên trì, dũng cảm của công nhân.
    Các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, thanh niên Thủ Dầu Một từ cuối năm 1932 đến năm 1935 dưới sự lãnh đạo Đảng đã vực dậy phong trào đấu tranh cách mạng của tỉnh, giữ vững uy tín của Đảng trong các tầng lớp nhân dân, từng bước phát triển đảng viên và cơ sở Đảng, góp phần cùng cả nước khôi phục lại phong trào cách mạng chung trên toàn quốc sau thời kỳ bị địch khủng bố đẫm máu và tạm lắng, để bước vào thời kỳ đấu tranh sôi động tiếp theo.
    bounce
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty cau2 ho le ho le.....................

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 5:16 pm

    Tháng 5/1945, Tỉnh ủy Thủû Dầu Một thực hiện chủ trương của Xứ ủy về thành lập Thanh niên tiền phong. Tại thị xã Thủ Dầu Một, Ban phụ trách Đoàn Hùng, nhất là thầy Trịnh Kim Aûnh đã tìm cách liên lạc với tổ chức Thanh niên tiền phong vừa được thành lập ở Sài Gòn. Được sự đồng ý của Tỉnh ủy và sự giúp đỡ của Thanh niên tiền phong Sài Gòn, Thanh niên tiền phong thị xã Thủ Dầu Một được thành lập, do thầy Phan Quốc Quân phụ trách. Vài tuần sau, Phan Quốc Quân bị Nhật lôi kéo, có biểu hiện thân Nhật nên Ban phụ trách Đoàn và toàn Đoàn đòi thay thủ lĩnh. Phan Quốc Quân buộc phải từ chức, Đoàn bầu anh Thức lên thay. Gần 1 tháng sau, được sự tín nhiệm của toàn Đoàn, anh Trịnh Kim Aûnh, một nhà giáo trẻ, yêu nước được thanh niên cử làm thủ lĩnh. Tổ chức Thanh niên tiền phong nhanh chóng phát triển khắp toàn tỉnh. Huyện Bến Cát, chỉ trong thời gian không đầy 1 tháng, đã vận động được hơn 60 thanh niên thuộc 4 ấp và 2 sở cao su nằm về phía đông xã Chánh Phú Hòa[1] tham gia lực lượng. Đến tháng 8/ 1945, trong toàn tỉnh đã có 148 cơ sở Thanh niên tiền phong đứng chân ở các làng xã nông thôn, các thị xã, trị trấn và các đồn điền, nhà máy với hơn ba vạn đoàn viên thuộc mọi tầng lớp. Trong đó, đông đảo nhất là thanh niên công nhân, nông dân, trí thức; có cả thanh niên các tầng lớp trên và thanh niên công giáo. Quận Hớn Quản xây dựng được 1 tổ chức thanh niên trong các dân tộc thiểu số, do thầy giáo Chenen làm thủ lĩnh (tổ chức này không lấy tên Thanh niên tiền phong mà được gọi là “Người Việt Nam mới”[1]).
    Thanh niên tiền phong Thủ Dầu Một hoạt động theo mục đích chung c?a Thanh niên ti?n phong là tổ chức và huấn luyện thanh niên về tinh thần, tư tưởng, văn nghệ, thể dục thể thao, hướng tuổi trẻ vào các công tác xã hội như truyền bá quốc ngữ, truyền bá kiến thức vệ sinh, y tế, luyện tập quân sự [1]... Tháng 8/1945, trong một cuộc họp gồm đại biểu các giới trong tỉnh, đồng chí Văn Công Khai, thay mặt Mặt trận Việt Minh tỉnh đã tuyên bố thành lập Đoàn Thanh niên tiền phong của tỉnh, kết nạp Đoàn vào Mặt trận Việt Minh, đồng thời giới thiệu anh Trịnh Kim Aûnh làm thủ lĩnh. Trong khi đó, các hội thanh niên cứu quốc vẫn tiếp tục phát triển và hoạt động bí mật trên các địa bàn Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Dĩ An… Từ đây, lực lượng Thanh niên tiền phong cùng với các Hội cứu quốc hợp thành một đội quân cách mạng hùng hậu, áp đảo quân Nhật trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.


    chiu kho' sua lai mot chut' xiu' nha! Basketball
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty cau4...,,,,,,,,,,,,,,,,,........

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 5:20 pm

    II. ĐOÀN THANH NIÊN CỨU QUỐC VÀ THANH, THIẾU NIÊN THỦ DẦU MỘT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1947 - 1952)

    1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh Thủ Dầu Một
    Nhằm phát huy tối đa sức mạnh toàn dân vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển các tổ chức đoàn thể cứu quốc, trong đó, tập hợp thanh niên là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu.
    Từ năm 1946 , Tỉnh ủy chỉ định đồng chí Dương Danh Thắng, cán bộ trong Tỉnh bộ Việt Minh, phụ trách công tác thanh vận, giúp Tỉnh ủy lãnh đạo và phát triển tổ chức thanh, thiếu niên trong toàn tỉnh.
    Đầu năm 1947, Tỉnh ủy chỉ đạo tiến hành Hội nghị bầu Ban chấp hành lâm thời Đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh. Ban chấp hành lâm thời mới được bầu gồm các anh Dương Danh Thắng (Cao Lâm Thanh), Tỉnh Đoàn trưởng; Nguyễn Văn Tri (Nguyễn Bá Niên), Tỉnh Đoàn phó; các đ/c Năm Thích (Năm Cứu), Quốc và Ngô Vũ Hòa (Tỉnh). Đây là Ban chấp hành Tỉnh Đoàn Thanh niên đầu tiên của Thủ Dầu Một, với lực lượng thành viên gồm một số cán bộ, đảng viên và thanh niên tích cực, có cảm tình với Đảng, làm nhiệm vụ tuyên truyền, phát động, tổ chức và lãnh đạo thanh niên. Để xây dựng và phát triển mạng lưới tổ chức Đoàn ở cơ sở, Ban chấp hành Tỉnh Đoàn TNCQ quyết định chọn xã Tân Hiệp, một xã nằm trên vùng căn cứ giải phóng của ta làm điểm xây dựng chi đoàn đầu tiên, từ đó, rút kinh nghiệm xây dựng và phát triển tổ chức đoàn rộng khắp toàn tỉnh. Chi đoàn đầu tiên sẽ được xây dựng trên cơ sở lựa chọn những thanh niên gương mẫu, tích cực nhất trong phong trào 3 tốt : xóa mù chữ tốt, sản xuất tự túc tốt, xây dựng xã chiến đấu tốt. Đồng chí Nguyễn Bá Niên và đồng chí Hồng được Ban chấp hành Tỉnh Đoàn phân công trực tiếp chỉ đạo phát động phong trào và phát triển đoàn viên.
    Qua tuyên truyền, phát động, phong trào “3 tốt” được thanh, thiếu niên xã Tân Hiệp hưởng ứng mạnh mẽ. Sôi nổi nhất là phong trào bình dân học vụ nhằm xóa nạn mù chữ. Các nam, nữ thanh niên biết chữ hăng hái tình nguyện dạy cho những người chưa biết chữ. Lớp học là nhà dân. Có nơi cũng đầy đủ bảng đen, phấn viết, nhưng nhiều nơi thầy trò phải dùng vách nhà làm bảng, khoai mì phơi khô làm phấn, ghế ngồi do học viên tự mang đến... Vậy mà đêm đêm, tiếng đánh vần vẫn vang đều khắp xóm. Thanh, thiếu niên còn có sáng kiến lập ra các trạm kiểm tra trên các đoạn đường đông người qua lại, ai đọc được các khẩu hiệu thì cho đi qua, ai không đọc được thì trở lại. Biện pháp tuy có phần cứng nhắc nhưng lại được quần chúng đồng tình, vì nó thể hiện lòng khát khao vươn tới văn minh, tiến bộ của cả một dân tộc đã hàng trăm năm bị chủ nghĩa thực dân kìm hãm trong vòng ngu muội. Với tinh thần “Muốn làm chủ đất nước, phải biết chữ” như khẩu hiệu của Tỉnh Đoàn đưa ra thời đó, chỉ trong một thời gian ngắn, hầu hết thanh, thiếu niên và cả người lớn tuổi trong toàn xã đã biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
    Bên cạnh đó, thanh, thiếu niên còn tích cực tham gia sản xuất tự túc. Ban đêm học chữ, ban ngày sản xuất. Trong từng ấp và giữa các ấp trong xã, dấy lên một phong trào thi đua tăng gia sản xuất.Thanh niên phấn đấu mỗi người trồng từ 100 đến 300m khoai lang; 100 đến 300 gốc khoai mì... Các em thiếu nhi cũng hăng hái tham gia trồng chuối, trồng rau xanh, nuôi gà... góp phần nuôi quân, giải quyết khó khăn về lương thực, thực phẩm tại chỗ của địa phương.
    Thanh niên cũng là lực lượng tích cực đi đầu trong công tác xây dựng xã, ấp chiến đấu. Các ấp thi đua đào công sự chống pháo dọc các đường xe, đường bộ; làm rào chiến đấu; đào hầm, hố chông... Thanh niên nam, nữ xung phong tòng quân và gia nhập du kích ấp, xã.
    Qua phong trào, những thanh niên hăng hái, tích cực, đạt thành tích cao đều được khen thưởng, biểu dương và lựa chọn để kết nạp vào Đoàn Thanh niên cứu quốc. Aáp nào có 3 đoàn viên trở lên thì lập Phân Đoàn. Khi các ấp trong xã đều có Phân Đoàn thì tiến hành Đại hội bầu Ban chấp hành Chi Đoàn Thanh niên cứu quốc xã. Lúc bấy giờ, đồng chí Tám Quân được bầu làm Chi Đoàn trưởng xã Tân Hiệp. Đây là Chi Đoàn Thanh niên cứu quốc đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một. Từ kinh nghiệm ở xã Tân Hiệp, tổ chức cơ sở Đoàn lần lượt được xây dựng trên toàn tỉnh. Ở những nơi trước đây có lực lượng Thanh niên tiền phong, hầu hết các đoàn viên Thanh niên tiền phong tích cực, hăng hái tham gia kháng chiến đều được kết nạp vào Đoàn TNCQ. Ở mỗi huyện, nếu có BCH Chi đoàn ở 5,7 xã thì tổ chức bầu BCH huyện. Cứ như vậy, đến giữa năm 1947, Thủ Dầu Một đã xây dựng được hệ thống tổ chức Đoàn ở 3 cấp : xã, huyện và tỉnh. Các em thiếu nhi thì được kết nạp vào Đội thiếu nhi cứu quốc, có anh phụ trách ở ấp và Ban phụ trách thiếu nhi từng xã.
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty cau 5zozozzzzo....................do....zo

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 5:24 pm

    Đoàn viên, thanh niên Thủ Dầu Một trong phong trào “đồng khởi”
    Tháng 1/1959, Ban chấp hành TW Đảng họp Hội nghị lần thứ 15, xác định phương châm, phương pháp cách mạng Miền Nam. Hội nghị nêu rõ : con đường phát triển cơ bản của cách mạng Miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.
    Sau khi Xứ ủy họp các Bí thư Tỉnh ủy quán triệt Nghị quyết 15, toàn Miền Nam khẩn trương chuẩn bị khởi nghĩa. Ngày 17/1/1960, nhân dân Bến Tre nổ phát pháo đầu tiên mở màn cho phong trào đồng khởi ở Miền Tây Nam bộ. Ngày 27/1/1960, lực lượng vũ trang của ta giành thắng lợi trong cuộc tấn công căn cứ Tua Hai (Tây Ninh). Khí thế đồng khởi lan rộng khắp Miền Nam. Tại Thủ Dầu Một, phong trào diệt ác trừ gian ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngày 31/1/1960, Tỉnh ủy họp Ban chấp hành nhằm quán triệt Nghị quyết TW và bàn kế hoạch khởi nghĩa trong tỉnh. Sau khi chỉ đạo cho các huyện, thị củng cố tổ chức và chuẩn bị lực lượng, giữa tháng 2/1960, Tỉnh ủy họp bất thường mở rộng đến các Bí thư huyện, thị để kiểm tra lại công tác chuẩn bị và bàn phương án khởi nghĩa. Về lực lượng vũ trang, bên cạnh 1 trung đội vũ trang tập trung và một số cán bộ do khu tăng cường, Tỉnh ủy đã vận động lực lượng thanh niên nòng cốt tham gia cách mạng, tổ chức và huấn luyện cấp tốc thành 2 trung đội vũ trang của tỉnh. Ngoài ra, hầu hết các xã đều có đội vũ trang tự vệ địa phương, phần lớn do lực lượng thanh niên đảm trách. Trong các làng thuộc đồn điền cao su Dầu Tiếng, tổ chức cơ sở Đảng và các chi đoàn thanh niên lập ra các đội chống trộm cướp, chống bọn dân vệ bắt gà vịt của dân. Trước đồng khởi, tổ chức cơ sở Đảng chọn lọc trong thanh niên công nhân, lập ra đội vũ trang của công nhân gồm 8 đội viên, làm lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy.Về lực lượng lãnh đạo và mạng lưới cơ sở, Tỉnh ủy chỉ thị cho các huyện, thị khẩn trương chọn các đoàn viên tích cực phát triển thành đảng viên mới để bổ sung, củng cố lại chi bộ Đảng, nhất là ở những nơi lực lượng cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng còn ít (như Tân Uyên, Đồng Phú...). Tỉnh ủy quyết định chọn ngày 25/2/1960 làm ngày đồng khởi trong toàn tỉnh, với 3 điểm chỉ đạo là các xã An Điền, An Tây, Phú An (Bến Cát). Các nơi khác đều chọn điểm để tổ chức hoạt động phối hợp đồng loạt với phong trào chung của tỉnh.
    Đêm 25/2/60, các tổ vũ trang kết hợp với lực lượng nổi dậy của quần chúng, đánh đồn bót, diệt tề, trừ gian rầm rộ tại các xã Thới Hòa, An Điền, An Tây, Phú An (Bến Cát). Các xã khác (Tân Định, Long Nguyên, Chánh Phú Hòa, Thanh An, Thanh Tuyền... ) và các làng thuộc đồn điền cao su Dầu Tiếng, nhân dân, công nhân phối hợp hành động. Trong đêm, quần chúng nổi dậy đánh thùng, gõ mõ báo động; ban ngày đấu tranh trực diện với địch và tuyên truyền, vận động binh lính địch bỏ ngũ... Ở Lái Thiêu, Châu Thành, thị xã Thủ Dầu Một, trong đêm khởi nghĩa, các tổ hành động kết hợp với lực lượng quần chúng nổi dậy diệt ác, trừ gian trên nhiều xã. Đồng khởi lan mạnh ra nhiều xã của Tân Uyên, Phú Giáo... Ngoài ra, tại trung tâm thị xã Thủ Dầu Một và các thị trấn, phong trào đấu tranh chính trị dưới các hình thức đình công, bãi thị đòi giảm thuế, đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ, chống bắt lính, đôn quân… diễn ra sôi nổi, tích cực phối hợp với các cuộc nổi dậy của công nhân, nông dân toàn tỉnh.
    Sau hơn 1 tháng tiến hành đồng khởi, quân và dân Thủ Dầu Một đã giải phóng được 40 ấp thuộc 25 xã trên 46 xã trong tỉnh, làm chủ 10 làng công nhân trong tổng số 22 làng; diệt hàng trăm tên ác ôn, giải tán nhiều tổ chức tề xã, ấp; bức rút, bức hàng và tiêu diệt hàng chục đồn bót địch, tịch thu nhiều súng đạn bổ sung cho lực lượng vũ trang của ta quần chúng[1].
    Với thắng lợi của phong trào đồng khởi, khí thế cách mạng của quần chúng được nâng lên một bước, đồng thời, ta đã mở ra được một vùng căn cứ khá rộng lớn, liên hoàn giữa các xã từ bắc Lái Thiêu qua Châu Thành, Bến Cát, Long Nguyên, Dầu Tiếng nối với vùng căn cứ rừng núi Hớn Quản, Lộc Ninh, Phước Long, tạo thế đứng vững chắc cho lực lượng cách mạng trong tỉnh và trong khu vực. Đó là những điều kiện thuận lợi quan trọng làm cơ sở cho Đảng bộ và nhân dân Thủ Dầu Một tiếp tục giành thắng lợi trong giai đoạn tiếp theo.
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty cau 6...test dum` nha.....cau nay` hoi nhuc' dau`..................

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 6:35 pm

    Trong suốt 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), công nhân cao su Thủ Dầu Một luôn có những sáng tạo về phương thức đấu tranh. Bên cạnh những hoạt động đấu tranh với khẩu hiệu chống đánh đập, cúp phạt, chống phát gạo mục, cá thối, đòi tăng lương giảm giờ làm, đòi được cấp thuốc, đòi được đi bệnh viện điều trị khi ốm đau, đòi thực hiện đúng giao kèo trả về quê, đòi tự do nghiệp đoàn…, công nhân cao su còn đấu tranh phá hoại kinh tế địch, xây dựng kinh tế cho kháng chiến, cho cách mạng, và những hoạt động vũ trang diệt ác, phá đồn bót tiêu hao sinh lực địch, đi bộ đội, hỗ trợ và tham gia các chiến dịch của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương mình… Ngoài ra, công nhân cao su còn có những hoạt động bền bỉ, âm thầm trong lòng địch để nắm tin tức, tình hình địch cung cấp cho cách mạng, đùm bọc chở che cho cán bộ, bộ đội, đảng viên, ủng hộ sức người, sức của cho kháng chiến. Nhờ có phương pháp đấu tranh thích hợp – biết kết hợp các hình thức công khai, bí mật, nên mặc dù trải qua những khó khăn khốc liệt, đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một vẫn duy trì được phong trào đấu tranh, không ngừng trưởng thành và liên tiếp giành được thắng lợi rực rỡ trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của nhân dân cả nước.
    Mục tiêu, tính chất, phương thức và mức độ đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một gắn liền, đồng nhất với phong trào kháng chiến của địa phương.
    Trong 30 năm chiến tranh giải phóng, công nhân ở Thủ Dầu Một nói riêng hay Nam Bộ nói chung là đội ngũ tương đối mạnh và đa bộ phận gồm có: công nhân làm việc trong các đồn điền cao su, công nhân xe lữa Dĩ An, công nhân lục lộ (làm cầu đường), công nhân đốt than ở các sở củi, công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp …
    Phong trào đấu tranh của công nhân Thủ Dầu Một cùng có những điểm chung về: thành phần là những người công nhân bản địa, công nhân contrat; điều kiện làm việc cùng chung hoàn cảnh “địa ngục trần gian”; đối tượng đấu tranh: chống tư bản Pháp và đế quốc Mỹ; Mức độ đấu tranh: quyết liệt, được Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, công nhân vừa đấu tranh vừa sản xuất.
    Xét về hoàn cảnh lịch sử và địa lý cụ thể từng khu vực thì công nhân cao su Thủ Dầu Một là đội ngũ đông nhất về số lượng. Họ sống, làm việc và đấu tranh trong môi trường đặc biệt nên có những nét đặc thù riêng:
     Tính chất: Có ác liệt hơn vì tính chất cưỡng bức của quá trình vô sản hoá đặt người công nhân cao su vào hoàn cảnh những người đau khổ nhất trong số những người bị mất nước. Hơn ở đâu hết và hơn ai hết, hằng ngày, hằng giờ họ chịu đựng hậu quả của việc mất chủ quyền độc lập; kẻ thù dân tộc luôn luôn đứng trước mắt họ. Cũng hơn ai hết, thông qua sự đau khổ và nhục nhã bản thân họ sớm hiểu thế nào là chủ nghĩa tư bản và sớm đấu tranh chống lại chế độ này vì lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.
    Phương thức: công nhân cao su là đội ngũ đông người nhất trong giai tầng gọi là vô sản “áo nâu”. Họ tuyệt đại bộ phận xuất thân từ nông dân bần cùng hoá. Họ làm những công việc nặng nhọc nhất, bị bóc lột mấy lần và cùng khổ nhất. Đứng về mặt phân công lao động xã hội, họ chỉ thực hiện những công việc lao động giản đơn, dùng nhiều tới chân tay, ít kỹ thuật. Họ bị bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa, nhưng công cụ lao động của họ không phải cái gì khác hơn là con dao phát hoang, cái cuốc và con dao cạo mủ cây. Họ không hề biết tới một quá trình sản xuất cơ khí hoá.
    Dù vậy, đội ngũ công nhân cao su đã tạo cho mình một ưu điểm lớn về phương thức đấu tranh. Vai trò và thành quả của “cao su chiến “, của những cuộc bỏ trốn tập thể hoặc cá nhân và những vụ đánh giết cai Tây gian ác là phương thức đấu tranh đặc trưng. Hiện tượng bỏ trốn, lãng công, đình công, biểu tình, đưa kiến nghị…. bản thân nó tố cáo một sự cưỡng bức, một mối quan hệ áp bức, bóc lột cực kỳ khốc liệt giữa chủ với công nhân. Sự kiện rõ rệt hơn nữa là việc đánh, giết cai Tây. Đây là hành
    động vũ lực chống lại kẻ áp bức giai cấp, kẻ thù chung của dân tộc. Ngay từ ban đầu mọi hành vi của công nhân “áo nâu” đều đã mang tính chất chính trị và đều đánh đúng vào kẻ thù chủ yếu rồi. Cao hơn nữa là công nhân cao su trực tiếp tham gia vào các trận đánh quân sự lớn. Những hành động đó dễ dàng thu hút đựơc cả dân tộc ủng hộ và bản thân những hành động này cũng là sự đóng góp to lớn của giai cấp công nhân vào phong trào dân tộc.
    Mức độ đấu tranh: liên tục, cường độ đấu tranh cao và quyết liệt hàng ngày, hàng giờ.
    Ngày thường khi không có tiếng súng thì mỗi công nhân đều sẵn sàng ở mỗi vị trí khác nhau: Ngoài việc thực hiện phần việc thường nhật ở lô, người công nhân còn hướng về cách mạng. Những gói cơm lô, những viên thuốc, những ống nước muối bằng nhiều hình thức đều đặn tiếp sức cho cán bộ đoàn, đảng, chiến sĩ bí mật làm nhiệm vụ bên trong và khu vực ngoài đồn điền.
    Do vùng cao su rộng lớn, tiếp nối với các chiến khu nên là trọng điểm bình định, càn quét, tìm diệt của hàng loạt các chiến dịch nối tiếp nhau trong những năm chống Mỹ.
    Công nhân cao su lúc nào cũng sẵn sàng tay dao, tay súng sử dụng khi cần thiết.
    Mục tiêu: đấu tranh đòi cải thiện dân sinh, đòi tự do dân chủ, đòi hoà bình thống nhất đất nước, độc lập dân tộc. Cái đạt được đáng ghi nhận ở đây là công nhân cao su Thủ Dầu Một đã đặt vấn đề sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, lợi ích giai cấp công nhân đặt trong lợi ích tối cao của dân tộc. Và mục tiêu đấu tranh này đã vươn tới được sự phối hợp đấu tranh giữa công nhân trong ngành, giữa công nhân đô thị, nông dân … tạo thành một mặt trận liên hoàn, kiên cố, dồn đối phương vào thế bị động và thất thủ hoàn toàn.
    ........chu' y' ne`day la` phan`tu`nam(1954 - 1956).........................
    Thủ Dầu Một là một trong những tỉnh Miền Đông Nam bộ có nhiều đồn điền cao su, cho nên việc xây dựng và phát triển các đoàn thể quần chúng trong công nhân là công tác không thể thiếu. Từ cuối năm 1954, Ban thanh vận Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đã đưa một số cán bộ trẻ vào làm việc trong các đồn điền, hoạt động hợp pháp nhằm xây dựng và phát triển cơ sở Đoàn trong công nhân. Ở sở cao su Trệt Cà Na, bên cạnh chi bộ Đảng, Ban thanh vận Tỉnh ủy đã cử cán bộ Đoàn[1] vào làm công nhân, hoạt động công khai để xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn. Đến tháng 9/1955, ta đã xây dựng được ở đây 1 chi đoàn gồm 6 đoàn viên (trong đó có 1 đoàn viên được cài vào làm cơ sở nội tuyến trong lính ngụy) và 36 thanh niên có cảm tình với cách mạng. Với lực lượng đoàn viên và thanh niên đã được giác ngộ lý tưởng cách mạng làm nòng cốt, thanh niên công nhân ở đây đã có nhiều hoạt động công khai hợp pháp chống chính quyền Mỹ- Diệm như không đi bỏ phiếu trong trò hề trưng cầu dân ý để phế truất Bảo Đại của Ngô Đình Diệm, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... Điển hình là đêm văn nghệ “phá u tối” được tổ chức vào mồng 4 Tết nguyên đán năm 1955, thu hút hàng trăm thanh niên trong sở và cả thanh niên, quần chúng các xóm ấp lân cận ( ấp Trảng Lớn và Sở Thiêm), nhằm bước đầu tuyên truyền, khơi dậy tinh thần yêu nước và cách mạng, đồng thời, thể hiện khí thế cách mạng và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Tuy đêm liên hoan bị địch khủng bố, cán bộ phụ trách Đoàn bị lộ, phải thoát ly vào hoạt động bí mật, nhưng chi đoàn và tổ chức thanh niên ở đây vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng[1].

    Được sự lãnh đạo của Đảng và có chi đoàn làm nòng cốt, phong trào đấu tranh chính trị của công nhân Thủ Dầu Một trong những năm 1954- 1956 đã gây được những tiếng vang lớn, làm rúng động chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ. Nổi bật nhất là cuộc đấu tranh của hơn 40.000 công nhân cao su ở các đồn điền trong tỉnh, trong đó có công nhân đồn điền Dầu Tiếng vào tháng 11/1954, đấu tranh đòi các quyền lợi dân sinh dân chủ. Tháng 2/1955, hơn 5.000 công nhân cao su Dầu Tiếng lại đấu tranh đòi thực hiện chế độ ngày làm việc 8 giờ, đòi tăng lương, không cúp lương khi nghỉ bệnh. Ngày 1/5/1955, hàng chục ngàn công nhân cao su Thủ Dầu Một đã tổ chức thành đội ngũ kéo xuống Sài Gòn, phối hợp cùng công nhân các tỉnh Miền Đông Nam bộ, buộc chính quyền và các chủ sở cùng đại diện công nhân ký vào bản “Cộng đồng khế ước công nhân cao su” với 18 yêu sách bảo vệ quyền lợi của công nhân cao su. Evil or Very Mad
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty cau 7..!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!..(* -*)

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 6:47 pm

    Đại hội Tỉnh Đoàn lần thứ I. Sự hình thành và phát triển hệ thống tổ chức Đoàn 3 cấp và Hội Liên hiệp thanh niên giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một
    Sau phong trào đồng khởi, vùng giải phóng của ta được mở rộng, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời, tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn và phong trào thanh thiếu niên phát triển mạnh mẽ.
    Tháng 6/1961, tỉnh Thủ Biên được tách thành các tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một và tỉnh Phước Thành, tương ứng với địa danh hành chính của địch. Tháng 7/1961, Thường vụ Tỉnh ủy Thủ Dầu Một ra quyết định thành lập Ban Dân vận, trong đó bộ phận Thanh vận do đồng chí Trần Bình làm trưởng ban[1]. Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, cuối năm 1961, Ban thanh vận tỉnh ủy Thủ Dầu Một[1] triệu tập Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng tỉnh. Về dự Đại hội có 54 đại biểu đoàn viên các huyện, thị và các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Tỉnh Đoàn[1]. Từ đây, hệ thống tổ chức Đoàn của Thủ Dầu Một đã hình thành ở cả ba cấp: tỉnh, huyện và cơ sở.
    Để mở rộng hơn nữa việc đoàn kết, tập hợp lực lượng thanh niên, Tỉnh Đoàn tích cực chuẩn bị mở Đại hội đại biểu thanh niên toàn tỉnh. Tháng 3/ 1962, Đại hội thanh niên tỉnh Thủ Dầu Một được triệu tập với sự tham dự của 72 đại biểu (trong đó có 26 đại biểu là thanh niên hoạt động bí mật ở các thị xã, thị trấn, trường học trong vùng địch tạm chiếm). Đại hội quyết định thành lập Hội Liên hiệp thanh niên giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một, bầu ra Ban chấp hành hội[1].
    Với sự hình thành vững chắc của tổ chức Đoàn, Hội, phong trào thanh, thiếu niên Thủ Dầu Một phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và hiệu quả hoạt động.
    Về số lượng, thời kỳ này toàn tỉnh có khoảng 1.000 đoàn viên và hội viên. Số lượng cán bộ Đoàn cũng còn rất ít: Bến Cát là huyện có đông cán bộ nhất cũng chỉ có 6 người; Tân Uyên : 4; thị xã Thủ Dầu Một :1; Lái Thiêu : 2; Dĩ An : 2. Về tổ chức Đoàn cơ sở : huyện Bến Cát, các xã đều có chi đoàn; thị trấn Mỹ Phước có 2 đoàn viên mật; Châu Thành: các xã Vĩnh Tân, Tân Bình, Hòa Lợi có chi đoàn; Tân Uyên : các xã Tân Hòa, Thường Lang, Tân Tịch có chi đoàn; Lái Thiêu, Dĩ An chỉ có chi đoàn mật, sinh hoạt đơn tuyến[1].
    Chiến tranh ác liệt, cơ quan Tỉnh Đoàn lúc bấy giờ phải thường xuyên di dời qua nhiều địa danh: Hốc Măng, Nhà Mát, Hăng Niên, Đường Long, Bàu Khai, Bà Đã, Bà Hào, Suối Cái, Chiến khu Đ… và ngày đêm chống chọi với bom pháo của địch. Điều kiện công tác hết sức khó khăn, nhiều hy sinh mất mát, nhưng Tỉnh Đoàn Thủ Dầu Một vẫn chú trọng mở các lớp huấn luyện nhằm bồi dưỡng lý tưởng cách mạng và nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ Đoàn, như : lớp huấn luyện công tác đô thị được tổ chức tại xã Phú An vào tháng 2/1962 dành cho cán bộ Đoàn hoạt động công khai ở các thị xã, thị trấn; lớp huấn luyện cán bộ làm công tác học sinh của Đoàn được tổ chức ở Cầu Thợ Uïc, xã Phú Chánh vào tháng 6/1963, các lớp huấn luyện dành cho các Bí thư chi đoàn... Cuối năm 1963, Tỉnh Đoàn mở Đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh (tại Bàu Khai, xã Kiến An), nhằm vạch ra phương hướng hoạt động cho phong trào văn hóa, thể dục thể thao của tỉnh, thu hút lực lượng trẻ tham gia vào các hoạt động phong phú của Đoàn, góp phần nâng cao thể lực và hoạt động giải trí lành mạnh cho thanh niên và nhân dân vùng giải phóng, vùng căn cứ kháng chiến[1].
    Sự phát triển mạnh mẽ về tổ chức và các hoạt động tích cực, sáng tạo của Tỉnh Đoàn Thủ Dầu Một đã giúp cho phong trào thanh thiếu niên tỉnh nhà ngày một trưởng thành; góp phần đào tạo, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ Thủ Dầu Một những năng lực và phẩm chất cần thiết để có thể gánh vai cùng toàn dân làm thất bại mọi âm mưu xâm lược mới của kẻ thù.

    lol!
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty cau 8..........^0^..................

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 7:00 pm

    Ngày 20/7/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào Miền Bắc và đồng bào Miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”[1]. Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Bác và được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh Đoàn, tuổi trẻ Thủ Dầu Một hưởng ứng mạnh mẽ phong trào “5 xung phong” với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
    Ngay trong những tháng đầu của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, tuổi trẻ Thủ Dầu Một đã cùng quân dân toàn tỉnh lập nên nhiều chiến công vang dội: bẻ gãy và tiêu hao, tiêu diệt nặng các đơn vị lính Mỹ, lính ngụy trong các cuộc càn quét quy mô lớn và dài ngày vào 3 xã tây nam Bến Cát ( từ 8/ 10 đến 15/ 10/ 1965) , vào chiến khu Thuận An Hòa và khu vực xung quanh Lái Thiêu, Dĩ An (bắt đầu từ 20/ 10/ 1965 và kéo dài hai tháng); đánh thiệt hại nặng quân Mỹ - ngụy trong các trận Đất Cuốc (8/ 11/ 65), trận Bàu Bàng (11/ 11/ 65), Dầu Tiếng (5/ 12/ 1965), trận Bông Trang-Lò Gạch (25/8/1966)... Sôi nổi nhất là phong trào xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Thanh niên ở tất cả các lực lượng vũ trang trên toàn tỉnh đã mưu trí, sáng tạo ra nhiều cách đánh địch để giành danh hiệu “dũng sĩ”.
    Đến 10 giờ sáng 30/4, ta làm chủ nội ô thị xã. Đúng 10 giờ 30 phút, chị Mười Nhung (đoàn viên chi đoàn K5) và cô Một (thanh niên cốt cán) nhanh chóng tiến vào Chợ Thủ, cắm cờ Mặt trận lên nóc nhà việc Phú Cường.
    Sad Sleep
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty hic hic....cau9ne` ...may wa' xong roi`.......

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 7:22 pm

    Sleep Sleep Sleep Sleep Sleep Sleep Sleep ............
    A. Nội dung:
    Đối với mỗi Chi đoàn, Đoàn cơ sở, Đoàn truờng trực thuộc:
    1) Xây dựng các nội dung, tiêu chí phấn đấu học tập và làm theo lời Bác trong toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên toàn Khối gắn với nội dung “5 xây, 5 chống”:
    “Học tập và làm theo lời Bác” trong ĐVTN-HSSV với tinh thần vừa “xây” vừa “chống”, trong đó “xây” là chủ yếu, theo những nội dung cơ bản sau đây:
    1.1- Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng.
    Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm của tuổi trẻ.
    1.2- Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”.
    Chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa trong sinh hoạt, lao động.
    1.3- Xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời; bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, thi cử; sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế.
    1.4- Xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kỷ luật, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao trong lao động.
    Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong lao động.
    1.5- Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hóa, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, tích cực tham gia xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Chống tự do tùy tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hóa trong đời sống, các hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
    2. Tạo điều kiện để ĐVTN tìm hiểu về tấm gương đạo đức Bác Hồ thông qua các bước và công việc sau:
    Bước 1:
    - Giới thiệu tủ sách, những tác phẩm hay, những tư liệu, phim ảnh về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và tấm gương đạo đức Bác Hồ.
    - Tổ chức cho ĐVTN-HSSV tham quan các di tích, các bảo tàng liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác.
    - Tổ chức và tạo điều kiện cho mỗi ĐVTN-HSSV tham gia các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ.
    - Giới thiệu những tấm gương người tốt, việc tốt, những tập thể cá nhân điển hình tại các đơn vị.
    - Thông báo, phản ánh kế hoạch, nội dung sinh hoạt của tổ chức Đoàn thanh niên các cấp, đồng thời tổ chức cho ĐVTN-HSSV viết cảm nhận về những nội dung trên.
    - Mỗi cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn khối và mỗi Chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở, Đoàn trường phát động trong ĐVTN-HSSV cùng nhau xây dựng tủ sách “Mỗi ĐVTN một tài liệu cùng xây dựng tủ sách học tập và làm theo lời Bác cho Chi đoàn”; “Mỗi Chi đoàn một tài liệu, Đoàn cơ sở xây dựng tủ sách”.
    Bước 2: Tổ chức sinh hoạt, thảo luận nội dung “5 xây – 5 chống” trong sinh hoạt Đoàn tại đơn vị:
    - Thông báo nội dung chủ đề, thời gian sinh hoạt với toàn bộ ĐVTN-HSSV (Chi đoàn mỗi tháng thảo luận 1 nội dung; Đoàn cơ sở, Đoàn trường mỗi quý một nội dung); yêu cầu mỗi ĐVTN-HSSV viết bài cảm nhận, tự đánh giá và phương hướng mục tiêu phấn đấu của bản thân trong thời gian tới;
    - Tiến hành tổ chức các buổi sinh hoạt Chi đoàn, Chi Đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở, Đoàn truờng để tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho ĐVTN những nội dung trên;
    + BCH cơ sở Đoàn tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có); giới thiệu người chủ trì; người chủ trì điều hành và định hướng các nội dung sinh hoạt.
    + Các thành viên tham gia trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung “5 xây – 5 chống”; nêu thực trạng hiện nay của đơn vị và cá nhân ĐVTN-HSSV; phương hướng phấn đấu của mỗi bản thân, của đơn vị trong thời tới; thảo luận các tiêu chí về đạo đức, lối sống để mỗi ĐVTN-HSSV phấn đấu thực hiện.
    + BCH các cơ sở Đoàn chốt lại các vấn đề của nội dung sinh hoạt; nêu định hướng nội dung sinh hoạt, thảo luận trong kỳ sinh hoạt tiếp theo.Bước 3: Sau buổi sinh hoạt:
    - Ban Chấp hành các cơ sở Đoàn có nhiệm vụ phản ánh tình hình phấn đấu, rèn luyện mỗi ĐVTN-HSSV, tập hợp các kiến nghị, đề xuất với cấp ủy Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên.
    - Tổ chức các hoạt động tạo môi trường cho ĐVTN-HSSV rèn luyện, phấn đấu theo tiêu chí “5 xây – 5 chống”, đồng thời tạo điều kiện để ĐVTN-HSSV tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
    - Qua quá trình rèn luyện, phấn đấu hàng quý, 6 tháng, năm xét đánh giá và đề nghị Đoàn cấp trên có hình thức khen thưởng, biểu dương, khích lệ tinh thần của ĐVTN-HSSV.
    Đối với mỗi ĐVTN-HSSV:
    Để tham gia sinh hoạt có hiệu quả, tự mỗi ĐVTN-HSSV cần chuẩn bị và thực hiện tốt các nội dung sau đây:
    Bước 1: Tự nghiên cứu, tìm hiểu về tấm gương đạo đức Bác Hồ thông qua sách, báo, các tài liệu về Bác Hồ; xem phim tư liệu “Hồ Chí Minh – chân dung một con người”, qua tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”,“Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; các tác phẩm văn học nghệ thuật về Bác; tham quan các bảo tàng, các di tích lịch sử liên quan đến thân thế, sự nghiệp và cuộc đời họat động của Bác…. Qua đó, tự suy ngẫm, tự liên hệ về những phẩm chất đạo đức cần có của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
    Bước 2: Tìm hiểu, nắm vững yêu cầu rèn luyện phấn đấu của ĐVTN-HSSV theo nội dung “5 xây – 5 chống” của cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động.
    Bước 3: Viết bài cảm nhận, tự liên hệ, phân tích đánh giá những mặt tích cực, hạn chế của bản thân, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động để thực hiện nhiệm vụ được giao.
    Bước 4: Tham gia các buổi sinh hoạt tại đơn vị, tích cực góp ý xây dựng và lắng nghe; chủ động đề xuất các ý kiến xây dựng đơn vị.B. Biện pháp triển khai thực hiện cuộc vận động:
    1. Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” năm 2008 được BTV Đoàn khối tiếp tục triển khai, phát động trong toàn khối vào sáng ngày 29/02/2008 trong buổi Lễ phát động Tháng Thanh niên năm 2008.
    Trong dịp kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2008), BTV Đoàn khối sẽ tổ chức Liên hoan thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, nhằm tuyên dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” theo nội dung “5 xây – 5 chống”.
    2. Các nội dung cuộc vận động được triển khai trong sinh hoạt thường kỳ của các cơ sở Đoàn:
    - Các cơ sở Đoàn tổ chức cho ĐVTN-HSSV, trao đổi, tọa đàm về các nội dung của cuộc vận động; phổ biến và hướng dẫn ĐVTN-HSSV sưu tầm, tìm hiểu, học tập 5 điều Bác Hồ dạy thanh niên; tổ chức xem phim, đọc sách về Bác và viết cảm nhận, thuyết trình, kể chuyện… về những nội dung đã được học tập.
    - Các cơ sở Đoàn tổ chức ở quy mô phù hợp các cuộc thi tìm hiểu, thi tuyên truyền về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác Hồ, những lời Bác dạy thanh niên, dưới những hình thức như: thi viết, thi kể chuyện hoặc các hình thức thi khác trên mạng internet, trên các phương tiện truyền thông, thi Olympic môn học về tư tưởng Hồ Chí Minh…
    - Tổ chức làm các tờ báo tường, sổ tay chi đoàn với các nội dung cuộc vận động. Qua đó, phát động ĐVTN-HSSV sưu tầm hình ảnh, các bài cảm nhận về Bác...
    - Xây dựng các tiêu chí rèn luyện đoàn viên trong Chương trình “rèn luyện đoàn viên” thực hiện theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh.
    3. Tổ chức viết “Nhật ký làm theo lời Bác”, dành cho cá nhân và “Sổ vàng làm theo lời Bác” dành cho tập thể. Theo đó, mỗi ĐVTN-HSSV thực hiện dưới hình thức nhật ký cá nhân nhằm ghi nhận lại những việc làm hàng ngày của mình, những việc làm được, chưa làm được, nhằm xây dựng ý thức phấn đấu học tập, lao động, rèn luyện trên cơ sở 5 điều Bác Hồ dạy, trong thực hiện Chương trình “Rèn luyện đoàn viên”…. Hàng quý, 6 tháng, năm, BCH các cơ sở Đoàn sẽ nhận xét, đánh giá về tiến độ thực hiện những nội dung đã đăng ký của mỗi ĐVTN-HSSV.
    Ngoài hình thức cá nhân, các cơ sở Đoàn cũng có thể làm thành cuốn nhật ký tập thể “Sổ vàng làm theo lời Bác” của đơn vị mình. Nhật ký tập thể có thể ghi nhận quá trình thực hiện của đơn vị đối với từng đợt hoạt động hoặc từng công trình thanh niên (có đăng ký, theo dõi và nhận xét đánh giá), hoặc ghi lại những gương thanh niên “sống đẹp” của đơn vị mình. Mỗi đơn vị tự thiết kế hình thức, kích thước của nhật ký, sổ vàng. Đây cũng được xem là một trong những tiêu chí để bình xét, tuyên dương danh hiệu “Thanh niên tiên tiến học tập và làm theo lời Bác”, “Tập thể tiên tiến học tập và làm theo lời Bác” trong thời gian tới.
    4. Tổ chức rộng rãi các hình thức diễn đàn tuổi trẻ trên hệ thống thông tin của Đoàn, các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, phát thanh và truyền hình, website của Đoàn khối: www.doandcdbinhduong.org.vn.... theo từng chủ đề, nội dung học tập từ tấm gương đạo đức và lời dạy của Bác Hồ.
    5. Bồi dưỡng và tăng cường hoạt động của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên và đội tuyên truyền thanh niên với chủ đề “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.
    6. Chủ động, tăng cường tham mưu cho các cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền và các ngành, đoàn thể để tranh thủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai cuộc vận động trong ĐVTN-HSSV; tăng cường hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, triển khai cuộc vận động; có hình thức phù hợp để cổ vũ, động viên, khen thưởng kịp thời và nhân rộng các cá nhân, tập thể điển hình trong thực hiện cuộc vận động.
    III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
    1. Cấp Đoàn Khối:
    - Tiếp tục chỉ đạo học tập tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp việc mở lớp học tập “6 bài học lý luận chính trị” trong ĐVTN-HSSV.
    - Xây dựng và củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tích cực tham gia các lớp tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn do Đoàn cấp trên tổ chức. Triển khai các chuyên đề thảo luận, tài liệu hướng dẫn kỹ năng, phương pháp tổ chức các diễn đàn, các sinh hoạt ở cơ sở phục vụ cho việc triển khai các nội dung của cuộc vận động.
    - Tuyên truyền, phản ánh các hoạt động thực hiện cuộc vận động ở các cấp. Biên soạn đăng tải các nội dung trên trang web của Đoàn khối phục vụ cho việc thực hiện cuộc vận động này. Tăng cường phát hiện, biểu dương và nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt trong việc biến nhận thức thành hành động cụ thể, nhằm cổ vũ cho tuổi trẻ trong khối tích cực tham gia có hiệu quả các nội dung học tập và làm theo lời Bác từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX (2007 – 2012).
    - Ban Thường vụ Đoàn khối sẽ hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động của các cơ sở Đoàn trong toàn Khối.
    - Tổ chức bình chọn và trao giải thưởng cho những cá nhân, tập thể thực hiện tốt cuộc vận động, thực hiện tốt nhật ký và sổ vàng học tập và làm theo lời Bác với nội dung “5 xây – 5 chống” trong Liên hoan Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác (dự kiến tổ chức vào tháng 5/2008).
    2. Cấp cơ sở:
    - Căn cứ hướng dẫn của Đoàn khối, hướng dẫn, triển khai cuộc vận động phù hợp đối với các đối tượng ĐVTN - HSSV đơn vị mình.Chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để tổ chức các hoạt động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguồn lực, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, phù hợp để đông đảo ĐVTN – HSSV tham gia.
    - Kết thúc các đợt, chặng hoạt động, các cơ sở Đoàn trực thuộc kịp thời báo cáo kết quả về Đoàn khối, đồng thời có giới thiệu và đề xuất khen thưởng cho các đơn vị tập thể, cá nhân xuất sắc tham gia cuộc vận động trong các dịp sơ kết cuộc vận động hàng năm và tổng kết cuộc vận động vào năm 2012. Gửi về Văn phòng Đoàn khối: Số 26, Đoàn Thị Liên, TX.TDM, Bình Dương, Điện thoại: 0650-837421.
    “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” là cuộc vận động rộng lớn, mang ý nghĩa sâu sắc, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khối Dân Chính Đảng lần thứ III, nhiệm kỳ 2005 – 2010. Vì vậy, Ban Thường vụ Đoàn khối Dân Chính Đảng đề nghị các cơ sở Đoàn trực thuộc nghiêm túc triển khai và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao.
    lol! lol! lol! lol! lol!
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty help me!...........tap the .................

    Bài gửi  truyenbeo 4/21/2009, 7:25 pm

    ai lam` xong cau 10 vui long` post len som de moi nguoi` con` hoc hoi va` tham khao! Very Happy Laughing lol! lol! lol! lol!
    avatar
    Mr.Chym


    Tổng số bài gửi : 10
    Join date : 20/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty ^^

    Bài gửi  Mr.Chym 4/21/2009, 10:25 pm

    thank ke^u` caj nha
    avatar
    Mr.Chym


    Tổng số bài gửi : 10
    Join date : 20/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty hok co cau 3 ah

    Bài gửi  Mr.Chym 4/21/2009, 10:37 pm

    Embarassed Razz
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty Re: ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi....

    Bài gửi  truyenbeo 4/22/2009, 10:38 am

    Mr.Chym đã viết:Embarassed Razz
    cau 3 ne` ban.
    3- Sự hình thành, phát triển và hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa của các tổ chức Thanh niên cứu quốc, Thanh niên tiền phong Thủ Dầu Một dưới sự lãnh đạo của Đảng

    *Sự hình thành tổ chức Thanh niên cứu quốc
    Sau thời kỳ “tạm lắng” do sự khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp trong khởi nghĩa Nam kỳ, từ cuối năm 1942, các nhóm đảng viên hoạt động bí mật của Thủ Dầu Một đã tích cực xúc tiến thành lập lại Tỉnh ủy để thống nhất lãnh đạo nhân dân trong tỉnh chuẩn bị khởi nghĩa theo tinh thần các Nghị quyết hội nghị BCHTW Đảng, nhất là Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 8 (5/1941). Đầu năm 1943, Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một được tuyên bố thành lập, đồng chí Văn Công Khai là Bí thư. Các chi bộ và các tổ chức quần chúng lần lượt được gây dựng lại. Chủ trương của TW Đảng và Xứ ủy về thành lập Mặt trận Việt minh được Tỉnh ủy tổ chức thực hiện theo phương châm: nơi nào đã phục hồi được cơ sở Đảng, thì chọn các nòng cốt trong phong trào quần chúng, lập ra các hội cứu quốc (hội Thanh niên cứu quốc, hội Công nhân cứu quốc, hội Phụ nữ cứu quốc…). Bước đầu, từ các quần chúng tốt trong Hội truyền bá quốc ngữ, trong các Uûy ban hành động, Công hội, Nông hội cũ, ta thành lập ra các nhóm cứu quốc. Đến đầu năm 1945, Hội Thanh niên cứu quốc và các đoàn thể cứu quốc khác lần lượt hình thành và phát triển, hoạt động bí mật ở các làng Phú Cường, Hiệp Thành ( nội ô thị xã), Bình Nhâm, Thuận Giao, An Sơn, An Thạnh, Tân Thới, nhà máy xe lửa Dĩ An (Bến Cát), Mỹ Quới, Phước Hòa và Sở cao su Phước Hòa (Tân Uyên)… Các hội viên cứu quốc tích cực vận động nhân dân tham gia đấu tranh chống Pháp, Nhật, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Bên cạnh hội thanh niên cứu quốc, tuổi trẻ Thủ Dầu Một còn được tập hợp rộng rãi trong các hội truyền bá quốc ngữ, hội đá banh, hội ca cải lương … Hội truyền bá quốc ngữ hình thành và hoạt động mạnh trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, nay tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở thị xã Thủ Dầu Một và Lái Thiêu, Bến Cát… Thời kỳ này, Tỉnh ủy đặc biệt chú trọng công tác vận động thanh niên[1], nhờ vậy, cuối năm 1944, Đoàn Thanh niên cứu quốc đã được thành lập. Tuy nhiên, do sự phá hoại của địch, tổ chức Đoàn chỉ hoạt động lẻ tẻ ở một số nơi, chưa phát huy cao ảnh hưởng đối với các tầng lớp trẻ[1].
    Sleep cheers
    Arc.Jerry
    Arc.Jerry


    Tổng số bài gửi : 70
    Join date : 18/04/2009
    Age : 35
    Đến từ : Bình Phước

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty Re: ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi....

    Bài gửi  Arc.Jerry 4/22/2009, 11:49 pm

    bác ko sắp xếp theo thứ tự ah Question
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty Re: ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi....

    Bài gửi  truyenbeo 4/23/2009, 10:45 am

    HoaNgocKhue đã viết:bác ko sắp xếp theo thứ tự ah Question
    troi` chi lon moi cau 3 thoi ma`............ma` minjh` post thue thu' tu ma`
    cau 3...1.2.3.4.5.6.7..8.9.....vay ma` sao bao chi co hai cau la` sao?
    Arc.Jerry
    Arc.Jerry


    Tổng số bài gửi : 70
    Join date : 18/04/2009
    Age : 35
    Đến từ : Bình Phước

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty Re: ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi....

    Bài gửi  Arc.Jerry 4/23/2009, 1:46 pm

    lần sau nhớ post rõ ràng từng câu ra nha đồng chí. tìm đỏ con mắt luôn. Shocked
    nguyenninh
    nguyenninh


    Tổng số bài gửi : 22
    Join date : 17/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty Re: ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi....

    Bài gửi  nguyenninh 4/23/2009, 2:53 pm

    làm có mệt không
    rũ bạn đi nhậu một bữa là mệt tieu tan hết đó.....khà khà
    truyenbeo
    truyenbeo


    Tổng số bài gửi : 48
    Join date : 18/04/2009

    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty Re: ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi....

    Bài gửi  truyenbeo 4/24/2009, 5:29 pm

    nguyenninh đã viết:làm có mệt không
    rũ bạn đi nhậu một bữa là mệt tieu tan hết đó.....khà khà
    do' la` y' kien hay nhu.............1 nguoi` ru nhau 1 lan` la` sac...
    chi can`anh e chiu kho' bo ra mot thang' 1 lan` tham du sinh nhat moi ng` trong lop' la` zui roi`.. lol!

    Sponsored content


    ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi.... Empty Re: ....10cau tra loi`... lich su Doan` TNCS HCM - BINHDUONG.....wen 9cau thoi....

    Bài gửi  Sponsored content


      Hôm nay: 5/10/2024, 8:34 am